Quy trình thi công chống nóng mái tôn khó hay dễ?

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HÓA CHẤT XÂY DỰNG APT vào lúc 28.08.2024

Ánh nắng mặt trời luôn gây ra tác động xấu đối với bất kì bề mặt tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là trong công nghiệp. Trong những năm gần đây, sơn chống nóng được nhiều chủ đầu tư, nhà máy lựa chọn để bảo vệ cho bề mặt mái tôn của mình nhờ những ưu điểm như giảm nhiệt, chống tia UV, chống rỉ sét, tăng tuổi thọ cho mái tôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình thi công của sơn chống nóng mái tôn. Vậy quy trình thi công sơn chống nóng mái tôn gồm những bước như thế nào? Thi công khó hay dễ? Hãy cùng APT tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tại sao nên sử dụng sơn chống nóng mái tôn?

APT đã nghiên cứu và phát triển sơn chống nóng mái tôn KERA COOL COAT với thành phần 100% gốc nước acrylic chất lượng cao cùng với các hạt gốm Ceramic cung cấp lớp phủ chống thấm và cách nhiệt. Sơn chống nóng APT đã mang đến những điểm khác biệt cho mái tôn so với khi không sử dụng sơn chống nóng, nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng.

 

 

Mái tôn sử dụng sơn chống nóng KERA COOL COAT

Mái tôn không sử dụng sơn chống nóng

Nhiệt độ

Giúp giảm sâu nhiệt độ trên mái tôn lên đến 20℃ nhờ khả năng cách nhiệt và phản xạ bức xạ mặt trời.

Nhiệt độ lên cao từ 50-60℃, nhất là vào mùa nắng nóng kéo dài.

Tuổi thọ

Giúp tăng tuổi thọ cho mái tôn 5-7 năm nhờ khả năng kháng tia UV, bảo vệ mái tôn trước tác động xấu từ ánh nắng mặt trời.

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nên dễ giảm tuổi thọ mái tôn.

Chống rỉ

Có khả năng chống rỉ cho mái tôn nhờ lớp sơn lót chống rỉ.

Không có lớp chống rỉ bảo vệ nên mái tôn nhanh chóng bị rỉ sét, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bề mặt.

Chống tiếng ồn

Làm giảm tiếng ồn khi trời mưa.

Không có khả năng giảm tiếng ồn.

Chống bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn

Lớp phủ chống nóng có khả năng chống bụi, sử dụng được trong môi trường nấm mốc cao.

Không chống bụi bẩn nên tăng khả năng phát triển nấm mốc, vi khuẩn trên bề mặt.

Tiết kiệm điện năng

Nhờ khả năng chống nóng nên giảm áp lực cho hệ thống làm mát, tiết kiệm điện năng.

Không được chống nóng nên hệ thống làm mát phải hoạt động hết công suất, tăng chi phí.

Dễ dàng vệ sinh làm sạch

Cung cấp lớp phủ mịn cho mái tôn nên dễ dàng vệ sinh.

Khó vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng.

Quy trình thi công chống nóng mái tôn APT khó hay dễ?

Việc thi công chống nóng mái tôn không khó nếu như người thi công hiểu về quy trình thi công, chuẩn bị bề mặt thi công cẩn thận. Trong bài viết này, APT hướng dẫn bạn quy trình thi công chống nóng mái tôn để bạn có thể nắm rõ các bước và thi công sơn một cách hiệu quả.

Chuẩn bị bề mặt thi công

+ Với bề mặt mái tôn được sơn cũ: bề mặt cần được làm sạch bằng máy phun nước áp lực cao để loại bỏ hết các tạp chất và bụi bẩn trên bề mặt. Các vị trí sơn cũ bị bong tróc, rỉ sét cần được làm sạch bằng biện pháp cơ học và thi công sơn chống rỉ.

+ Với bề mặt kim loại: Cần làm sạch bề mặt kim loại và phủ sơn lót thích hợp.

+ Với bề mặt bê tông: Cần làm sạch trước khi thi công, không có bụi bẩn, tạp chất, vôi vữa, vật liệu kết dính yếu, nấm mốc… trên bề mặt. Độ ẩm của bê tông phải nhỏ hơn 15% và được đo bằng máy đo độ ẩm.

+ Với bề mặt gỗ: Làm sạch và chuẩn bị bề mặt gỗ đúng cách. Xử lý trước các mắt gỗ bằng vật liệu sơn lót ngăn vết bẩn.

Các bước thi công chống nóng mái tôn

Bước 1: Trộn vật liệu

Sử dụng máy trộn chuyên dụng với tốc độ khoảng 300rpm với thanh trộn phù hợp. Khuấy đều vật liệu trong thời gian tối thiểu 2 phút (có thể lâu hơn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và máy móc thiết bị) để vật liệu được đồng nhất trong toàn bộ thùng chứa.

Bước 3: Thi công lớp phủ lót PRIMER COOL COAT

Sử dụng máy phun chuyên dụng để thi công lớp phủ lót PRIMER COOL COAT để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặt đầu sung phun cách bề mặt từ 30-50cm. Lớp sơn lót sau khi thi công phải đảm bảo độ che phủ hoàn toàn bề mặt. Để khô tối thiểu 24h trước khi thi công bước tiếp theo.

Bước 4: Thi công lớp sơn chống nóng KERA COOL COAT

Sau khi lớp sơn lót khô hoàn toàn, tiến hành thi công lớp sơn phủ KERA COOL COAT. Sử dụng máy phun với đầu phun phù hợp, phun đều vật liệu trên bề mặt cần thi công với lượng tiêu thụ theo yêu cầu. Bề mặt sau khi phun phải đảm bảo độ che phủ, độ mịn của vật liệu. Thi công phun sơn thành 2 lớp phủ, mỗi lớp phủ cách nhau 8h. Hướng thi công của 2 lớp phủ được thực hiện vuông góc với nhau để đảm bảo độ đồng đều về màng sơn và độ che phủ của vật liệu. Để khô tối thiểu 24 giờ trước khi đi lại nhẹ nhàng và 72 giờ trước khi sử dụng.

Lưu ý:

+ Nên sử dụng sơn màu trắng để phát huy tối đa khả năng chống nóng.

+ Kiểm tra dự báo thời tiết và quan sát thời tiết thực tế trước khi thi công.

+ Không thi công khi mưa, gió to hoặc thời tiết quá nóng ≥ 40℃.

+ Che chắn và phong tỏa khu vực thi công bằng bạt che, tránh thi công làm ảnh hưởng khu vực xung quanh.

Để được tư vấn rõ hơn về quy trình thi công và nhận báo giả chi tiết về sơn chống nóng, quý khách hàng liên hệ trực tiếp với APT Việt Nam theo số điện thoại 0981 219 116!

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

APT Company
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn