Những lỗi thường gặp trong thi công sơn epoxy mà bạn nên biết

Đăng bởi CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HÓA CHẤT XÂY DỰNG APT vào lúc 24.10.2023

Thi công sơn epoxy không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Có những lỗi thường xuyên phát sinh trong quá trình thi công mà người thi công luôn phải lưu ý. Vậy những lỗi thường gặp trong quá trình thi công sơn epoxy là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến những lỗi đó? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng APT tìm hiểu dưới bài viết dưới đây!

Sơn bị bong tróc

Sơn bị bong tróc là lỗi mà người thi công hay gặp nhất. Nguyên nhân của hiện tượng này là do bề mặt sàn trước khi thi công không được làm sạch cẩn thận, bê tông bị xốp, tách lớp và có tạp chất. Bên cạnh đó, bề mặt sàn bị thẩm thấu ngược do người thi công không sử dụng vật liệu chống thấm cho sàn bê tông khiến bê tông không thể thở, hơi ẩm ngưng tụ tạo thành mảng nước, cũng khiến cho lớp sơn phủ phía trên bị bong tróc.

Cách khắc phục bề mặt sơn bị bong tróc:

  • Mài loại bỏ lớp sơn bong tróc và lớp bê tông yếu.
  • Gia cường bề mặt bằng cách thi công nhiều lớp lót.
  • Trám vá, xử lý các vết rỗ vỡ trên bề mặt.
  • Thi công sơn phủ lên bề mặt đã được xử lý.

Tạp chất trên bề mặt

Một bề mặt sàn sạch sẽ, bóng loáng, không có tạp chất luôn là mong muốn của bất cứ chủ đầu tư, nhà máy nào. Tuy nhiên không thể tránh khỏi việc khi thi công bề mặt sẽ dính tạp chất. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác vệ sinh bề mặt trước khi thi công không được đảm bảo. Người thi công không loại bỏ hết các bụi bẩn, tạp chất, các kết dính yếu trên bề mặt, khiến chúng lưu lại trên bề mặt ảnh hưởng đến bề mặt sàn sau khi thi công. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công, các sợi lông từ rullo lăn sơn rơi ra cũng tạo thành tạp chất trên bề mặt.

Cách khắc phục bề mặt bị tạp chất:

  • Chà nhám để loại bỏ tạp chất trên bề mặt.
  • Vệ sinh, làm sạch bề mặt bê tông.
  • Thi công lại sơn phủ lên bề mặt cần được thi công.

Bề mặt bị mất độ bóng

Khi độ ẩm không khí trong khu vực thi công > 85%, điều này dẫn đến việc hơi ẩm trong không khí làm mờ bề mặt lớp vật liệu trong quá trình đông cứng, khiến bề mặt bị mất đi độ bóng cần có. Không những thế, khu vực thi công không thông thoáng làm vật liệu lâu khô cũng khiến hơi ẩm xâm nhập vào bề mặt gây mờ.

Cách khắc phục bề mặt bị mất độ bóng:

  • Chà tạo xước bề mặt bằng giấy nhám hoặc lưỡi phù hợp.
  • Thi công lại 1 lớp sơn phủ trên khu vực bề mặt bị mờ.
  • Thi công ở khu vực thoáng khí, trộn vật liệu đúng chủng loại và tỉ lệ theo khuyến cảo của nhà sản xuất.

Bề mặt bị sần

Mỗi một sản phẩm đều được nhà sản xuất khuyến cáo về định mức tiêu thụ. Thi công với định mức tiêu thụ nhiều (0.15 kg/m2 đến 0.2 kg/m2), màng sơn lăn dày dẫn đến bề mặt bị sần nhẹ. Thi công vật liệu đang trong quá trình đông cứng nhanh tại thùng chứa dẫn đến màng sơn bị dày và khô nhanh gây sần. Bề mặt sần gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sàn sau khi thi công.

Cách khắc phục bề mặt bị sần:

  • Tăng số lớp thi công (3 lớp) để giảm độ dày tiêu thụ vật liệu cho 1 lớp phủ.
  • Rút ngắn thời gian thi công vật liệu (dưới 10 phút sau khi trộn). Trộn lượng vật liệu vừa đủ với lượng người thi công sao cho tiêu thụ hết vật liệu đã trộn trong thời gian nhanh nhất.

Độ che phủ kém

Nếu như định mức tiêu thụ quá nhiều gây hiện tượng bề mặt bị sần thì việc lượng tiêu thụ vật liệu ít lại là nguyên nhân dẫn đến độ che phủ của sơn kém. Độ che phủ kém sẽ khiến sơn không phát huy hết tác dụng trong việc bảo vệ sàn khỏi mài mòn, sự tấn công của hóa chất, khiến chất lượng và thẩm mỹ của sàn giảm đi nhiều. Bên cạnh đó, pha quá nhiều dung môi khiến sơn bị loãng cũng khiến cho sàn đạt độ che phủ kém.

Cách khắc phục bề mặt có độ che phủ kém:

  • Cần tính toán độ lượng tiêu thụ vật liệu phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Khi pha dung môi để hỗ trợ quá trình thi công không nên pha quá nhiều, trung bình pha từ 5-8%.
  • Tăng cường độ dày cho lớp phủ hoặc tăng số lớp phủ.

Bọt khí và lỗ khí trên bề mặt sơn

Bọt khí và lỗ khí xuất hiện rất nhiều trên bề mặt sơn do bề mặt bê tông xốp, yếu, có quá nhiều lỗ khí nhỏ. Việc không thi công lớp sơn lót mà thi công thẳng sơn phủ lên bề mặt bê tông cũng là nguyên nhân gây bọt khí.

Cách khắc phục hiện tượng bọt khí và lỗ khí trên bề mặt:

  • Mài loại bỏ lớp bê tông xốp, yếu bám dính trên bề mặt.
  • Gia cường độ cứng bề mặt bằng cách thi công thêm lớp lót.
  • Dùng bả trám vá các lỗ trên bề mặt bằng keo hoặc vữa epoxy.

Trong quá trình thi công sơn epoxy của APT, nếu gặp những lỗi thi công được nêu ở trên, chủ đầu tư, nhà máy liên hệ ngay với APT theo số điện thoại 0981 219 116 để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất!
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

APT Company
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn